Tìm hiểu lịch sử Aston Martin và những điều nên biết
Bước sang thập kỷ 70, mọi chuyện dần trở nên tồi tệ. Năm 1972, David Brown bán công ty. Khi mà cả thế giới chìm trong cuộc xung đột về dầu mỏ và các
Trong suốt 9 thập kỷ với việc sang tay nhiều đời chủ sở hữu, Aston Martin vẫn luôn giành được sự kính trọng với tư cách là hãng xe danh giá bậc nhất thế giới.
Mẫu xe Aston Martin đầu tiên do Lionel Martin và Robert Bamford cùng nhau chế tọa vào năm 1914. Trong đó, chữ Aston lấy từ chiến thắng của Lionel Martin trong cuộc đua leo đồi Aston tại Herfordshire. Năm 1922, các mẫu xe mà Lionel Martin và Robert Bamford chế tạo liên tiếp phá vỡ 10 kỷ lục về tốc độ thế giới khi ấy. Tuy vậy, những thành công này không đi liền với lợi nhuận công ty nên đến năm 1925, công ty phá sản.
Trong bối cảnh đó, gia đình Charnwood vốn đã đầu tư rất nhiều vào công ty đã tiếp quản lại công ty và mời Augustus Cesare Bertelli – một kỹ sư thiên tài về làm việc. Họ đã tạo ra được những chiếc xe chứ danh như Ulster, International và Le Mans. Những chiếc xe này liên tục được xướng danh trên các đường đua và trở thành niềm đam mê của các của các tay đua xuất sắc nhất Aston. Năm 1931, một lần nữa, công ty này thay chủ.
Sau chiến tranh, David Brown đã mua lại Aston Martin. David Brown đẩy mạnh sản xuất máy kéo và các máy nông nghiệp khác. Năm 1950, chiếc DB2 (viết tắt của David Brown) chính thức ra mắt và nhanh chóng thành công trên đường đua và thị trường. Năm 1954, tuyệt tác BD4 ra đời. Phấn khích từ những thành công này, David Brown quyết định đầu tư mạnh, chế tạo ra những chiếc xe tham gia giải vô địch xe đua thể thao thế giới. Tại giải đua năm 1959, Aston dành chiến thắng với DB1 đồng thời về nhất tại giải Le Mans.
Thập kỷ 60 là quãng thời gian chứng kiến sự ra đời của các xe DB5 và DB6, DB6 Volante mui mềm. Và như một cơ duyên, nhờ việc xuất hiện bên cạnh diễn viên James Bond trong tập phim Goldfinger đã khiến danh tiếng của Aston Martin được khẳng định hơn bất kỳ đối thủ nào khác. Nhờ sự kiện này mà sau đó Aston Martin trở nên phổ biến ở mọi góc ngách trên đất Mỹ. Đây chính là thời điểm cực thịnh của Aston Martin.
Vanquish sở hữu thiết kế, sức mạnh và công nghệ vô cùng ấn tượng
Bước sang thập kỷ 70, mọi chuyện dần trở nên tồi tệ. Năm 1972, David Brown bán công ty. Khi mà cả thế giới chìm trong cuộc xung đột về dầu mỏ và các quốc gia lần lượt có các quy định vô cùng nghiêm ngặt về vấn đề khí thải thì hàng loạt các động cơ V8 mạnh mẽ nhưng ngốn xăng của Aston Martin rõ ràng là “không hợp thời”. Chính vì vậy mà sản lượng của công ty sụt giảm chỉ còn vài chục xe. Aston Martin lại bị sang tên cho một nhóm các nhà đầu tư. Tình hình kinh doanh của công ty sau đó cũng không khá khẩm hơn và năm 1981, một lần nữa nó lại có chủ mới. Đến năm 1987, Ford Motor nhảy vào, mua lại 75% quyền sở hữu Aston Martin. Nhờ sự hậu thuẫn của đại gia nhất nhì ngành công nghiệp ô tô lúc bấy giờ, Aston Martin dần phục hồi. Năm 1993, DB7 ra đời. Chiếc xe này nhanh chóng gặt hái được thành công ngoài mong đợi. Năm 1994, Ford vào cuộc và tóm gọn Aston Martin. Aston Martin nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu xe sang phát triển vững chắc và thành công. Năm 2001, Vanquish – sở hữu thiết kế đẹp nhất từ trước đến nay cùng sức mạnh lý tưởng và công nghệ tiên tiến ra đời. Ngay sau đó, Vanquish xuất hiện trong Die Another Day và Casino Royale – 2 tập phim về 007 đã một lần nữa giúp Aston Martin lấy lại phần nào hình ảnh mà hãng đã tạo dựng được trong những năm 60.
Leave a Reply